Digital Dashboards: Ai cũng cần mà không phải ai cũng hiểu

Dashboard có nghĩa là gì?

+) Dashboard là một bảng điều khiển kỹ thuật số hoặc là giao diện số. Trong bảng này với rất nhiều thông tin đã được thu thập và tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau của tổ chức và doanh nghiệp lớn, nhỏ vào màn hình.

+) Dùng Dashboard để phân tích và lên kế hoạch về hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể về năng xuất, lượng tiêu thụ, và bán được sản phẩm của công ty. Thu thập và tổng hợp các chỉ số đánh giá công việc (KPI).

+) Dữ liệu được hiển thị trên dashboard dưới dạng: các chỉ số; các thông tin đo lường; dạng bảng, biểu đồ đường, biểu đồ thanh và đồng hồ đo để người dùng có thể theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp của họ so với điểm chuẩn và mục tiêu.

+) Khi sử dụng Dashboard và nhìn vào đó thì các bạn có thể thấy các xu hướng và triển vọng của công ty, doanh nghiệp nó có thể tiến xa và tồn tại trong bao lâu nữa. Nhìn vào làm cho người xem dễ hiểu, nắm được điểm mấu chốt và rất hữu ích đối với doanh nghiệp thì đó là một Dashboard có sự trình bày rất rõ ràng.

Trên đây là một vài dòng tóm tắt về Digital Dashboards, và dưới đây, tôi sẽ giải thích rõ hơn cho bạn hiểu, tại sao bạn lại cần nó.

Tôi luôn cảm thấy bị kích thích bởi những gì một dashboard (bảng điều khiển) tốt có thể đem lại cho công ty. Một dashboard như vậy, ngoài vai trò là một phần quan trọng nhất quyết định xem một tập thể có thể tiến bao xa trên con đường danh vọng, thì cũng là một nguồn cảm hứng bất tận. Nhìn vào nó cũng là nhìn vào vẻ đẹp của sự chuyên nghiệp.

Trong thời đại này, chúng ta có thể nhìn thấy dashboard ở bất cứ đâu. Ngay trong bài viết bạn cũng bắt gặp rất nhiều dashboard, tất cả đều là dashboard kỹ thuật số. Bạn cảm thấy quen thuộc chứ?

Cùng bắt đầu với một thứ gì đó mới mẻ?

Dashboard này cung cấp một cái nhìn khái quát về toàn bộ hoạt động kinh doanh chỉ trong một màn hình. Dễ hiểu và toàn diện, nhưng không quá nhiều. Phần giải thích ngắn gọn nhưng cần thiết, bao gồm thước đo mỗi hạng mục và một vài từ khóa quan trọng.

Tôi khá chắc là với con mắt của những người quản trị chuyên phân tích số liệu – chính bạn và tôi, chúng ta đều có đôi chút thèm muốn một vài con số ấn tượng trên đây, hoặc ít nhất cũng nảy sinh ra ý định so sánh hiệu suất hiện tại với hiệu suất trong quá khứ, hoặc thậm chí là một thứ gì đó khác.

Nhưng hãy tạm gạt suy nghĩ đó sang một bên để quay lại những gì chúng ta đang nói đến. Hãy nhận thấy rằng bảng điều khiển này, những số liệu này, đã trở nên hữu dụng như thế nào ngay cả khi chúng được áp dụng cho một môi trường hoàn toàn phi-phân-tích như viện bảo tàng. Hãy nhận thấy rằng khi nhìn vào nó, chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi quản trị chính xác đến nỗi một khi chúng được trả lời thì chắc chắn sẽ dẫn đến những quyết định hành động sáng suốt.

Dashboard Không chỉ là tổng hợp thôi


Thế giới này có quá nhiều dữ liệu, nhiều đến nỗi chúng còn đang xếp hàng ngoài kia chờ bạn ngó đến. Tôi nhận thấy rằng trong một thế giới như vậy, tất yếu nhà lãnh đạo sẽ nảy sinh nhu cầu tìm kiếm một ai đó “tổng hợp dữ liệu” cho họ, đưa ra cho họ một “cái nhìn nhanh về vấn đề”, hoặc là “vài cái gạch đầu dòng”. Đó là một nhu cầu rất dễ hiểu. Và đó cũng chính là thách thức của chúng ta.
Những bản tổng hợp, cái nhìn, và gạch đầu dòng đó không thực sự thay đổi được công việc vì căn bản là:
Những người làm việc gần với dữ liệu nhất, những người thực sự đã làm những công việc phân tích khổng lồ và phức tạp nhất, chỉ là người cung cấp dữ liệu. Họ không cho chúng ta cái nhìn sáng suốt và những lời khuyên.
Những người nhận được bản tổng hợp không có khả năng hiểu được sự phức tạp, sẽ không bao giờ thực sự làm phân tích, và do đó không có cơ sở để biết mình phải làm gì với bản tổng hợp họ nhận được.
Đứng lại đã. Hãy nói về việc ra quyết định một cách có cơ sở. Mọi công ty trên thế giới này đều thèm khát khả năng tạo ra nhiều tác động hơn từ những dữ liệu đã có.


Vậy chúng ta còn thiếu điều gì trong bức tranh này để chuyển hóa những con số thành hành động?
Tôi tin rằng chúng ta phải thay đổi (tất nhiên rồi). Không phải cái gì cũng được gọi là dashboard và chúng ta cần dừng ngay việc lạm dụng cái tên đó. Chúng ta cần tạo ra hai loại dashboard cụ thể, mà tôi sẽ trình bày ngay sau đây. Đối với cả hai loại dashboard, đặc biệt là loại thứ hai, chúng ta cần nhiều từ ngữ để giải thích – thật nhiều lần giải thích cũng như giảm các con số đi thật nhiều.
Tôi muốn bạn lưu ý rằng việc bạn áp dụng đúng những gì tôi sắp giới thiệu ở phần dưới cùng đây có thể sẽ khiến bạn trở nên có ảnh hưởng hơn rất nhiều trong công ty, và trở thành một phần không thể thay thế đối với tổ chức. Không phải ai cũng sẵn sàng cho việc đó, bạn biết đấy. Nhưng lựa chọn là ở bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.